Thuốc phá thai mifepristone là gì: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Thuốc mifepristone là gì? Mifepristone là thuốc phá thai trong giai đoạn đầu thai kỳ, cụ thể là mang thai 49 ngày đầu, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
Hiện nay, có một số chị em khi mang thai ngoài ý muốn lại không đến cơ sở y tế phá thai mà tự ý mua thuốc mifepristone về nhà tự uống. Điều này rất nguy hiểm khi chị em không hề hiểu rõ công dụng, liều dùng và ảnh hưởng của mifepristone đến cơ thể.
Xem thêm tư vấn phá thai an toàn hiện nay
Mifepristone là thuốc gì?
- Tên hoạt chất: Mifepristone
- Tên biệt dược: Korlym®, Mifeprex®
- Phân nhóm: Thuốc tác dụng lên tử cung
- Mifepristone có dạng viên nén với hàm 200mg và 300mg.
- Thuốc có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng, không để ngăn đá hoặc phòng tắm ẩm.
Tác dụng của Mifepristone là gì?
Mifepristone ngăn chặn progesterone cần thiết cho thai nhi phát triển, được dùng để phá thai trong giai đoạn đầu, cụ thể là tuần thứ 7 của thai kỳ, thai đã nằm trong tử cung. Trường hợp thai nằm ngoài tử cung thì thuốc Mifepristone không có tác dụng.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị hội chứng Cushing.
Liều dùng Mifepristone như thế nào?
Pha thai bang thuoc sử dụng Mifepristone kết hợp với misoprostol với quy trình phá thai như sau:
- Bạn dùng một liều Mifepristone theo chỉ định của bác sĩ.
- 48h sau, bạn dùng tiếp thuốc misoprostol theo đường uống hoặc đặt âm đạo.
- Bạn tái khám sau 2 tuần (14 ngày) để kiểm tra thai kì đã kết thúc chưa, có gặp phải biến chứng gì không.
Tóm lại, để thực hiện phá thai bằng thuốc Mifepristone, bạn phải đến bác sĩ khám ba lần, hai lần đầu để được cấp thuốc và lần thứ ba để kiểm tra lại.
Nếu phá thai không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành hút thai, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này.
Nếu bạn có thắc mắc nào thêm về việc sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Trong bất cứ trường hợp nào, dùng quá liều hoặc quên một liều, thì đều cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
Tác dụng phụ của Mifepristone là gì?
Mifepristone có thể gây ra dị ứng cho cơ thể, bệnh nhân phát ban, khó thở; môi, lưỡi hoặc cổ họng đều có thể sưng…
Ngoài ra, các tác dụng phụ khác là đau dạ dày, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón, miệng khô, nghẹt mũi, viêm xoang, đau họng, đau đầu, choáng váng, đau hoặc yếu cơ, đau khớp, đau lưng, mất ngủ…
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: Buồn nôn, yếu ớt, mất tỉnh táo, ớn lạnh, đau nhói ở ngực, thở khò khè hoặc hụt hơi, chảy máu âm đạo bất thường, các triệu chứng của hạ đường huyết hoặc lượng kali huyết thấp…
Thận trọng khi dùng thuốc
Trước khi dùng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu từng mắc các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, chảy máu âm đạo bất thường, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, suy tim, lượng kali trong máu thấp, rối loạn xuất huyết, bệnh tim, gan, thận…
Tương tác thuốc
Thuốc Mifepristone có thể tương tác với thuốc trị nấm, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị HIV hoặc viêm gan C, thuốc chống đông máu và thuốc steroid.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thảo dược hay thực phẩm chức năng.
Phòng khám phụ khoa Thái Hà chia sẻ bài viết trên đây